Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198424

BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT HỢP TÁC XÃ

Ngày 12/08/2021 00:00:00

Luật Hợp tác xã, đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 tại kỳ họp thứ 4 Khóa XIII và đã được Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố Luật Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngày 03 tháng 12 năm 2012. Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 và thay thế Luật Hợp tác xã năm 2003

Luật Hợp tác xã, đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 tại kỳ họp thứ 4 Khóa XIII và đã được Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố Luật Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngày 03 tháng 12 năm 2012. Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 và thay thế Luật Hợp tác xã năm 2003. UBND xã Vĩnh Phúc xin giới thiệu Luật Hợp tác xã năm 2012, dưới dạng hỏi, đáp như sau:

Câu hỏi: Nhà nước có những bảo đảm và chính sách hỗ trợ, ưu đãi như thế nào đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?

Trả lời: Để đảm bảo cho hoạt động và phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc lợi ích quốc gia thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản; Bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đồng thời Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội; Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Bên cạnh đó Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi nói trên còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:

– Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;

– Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Ưu đãi về tín dụng;

– Vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;

– Chế biến sản phẩm.

Câu hỏi: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ?

Trả lời: Tại điều 7 Luật Hợp tác xã quy định Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:

1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.

3. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

7. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

Câu hỏi: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền gì và nghĩa vụ như thế nào ?

Trả lời: Tại điều 8,9 Luật Hợp tác xã quy định Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những quyền sau:

– Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.

– Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.

– Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.

– Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.

* Hợp tác, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện các quy định của điều lệ.

– Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.

– Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.

– Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.

– Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.

– Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

– Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

– Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.

– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Các hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức và hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?

Trả lời: Tại điều 12 Luật Hợp tác xã quy định Trong tổ chức và hoạt động HTX, liên hiệp HTX, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

1. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp không đủ điều kiện; từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Luật Hợp tác; cản trở, sách nhiễu việc đăng ký và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Cản trở việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên, hợp tác xã thành viên.

3. Hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mà không có giấy chứng nhận đăng ký; tiếp tục hoạt động khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký.

4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

5. Gian lận trong việc định giá tài sản vốn góp.

6. Kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký; kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh.

7. Thực hiện không đúng các nguyên tắc tổ chức, hoạt động.

Câu hỏi: Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên?

Trả lời: Tại điều 14 Luật Hợp tác xã quy định Thành viên, hợp tác xã thành viên có các quyền sau đây:

1. Được cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

2. Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật HTX và điều lệ.

3. Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

4. Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.

5. Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định.

6. Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác.

7. Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.

8. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

9. Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

10. Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

11. Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

12. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện.

13. Được hưởng các quyền khác theo quy định của điều lệ.

Câu hỏi: Thành viên, hợp tác xã thành viên phải thực hiện những nghĩa vụ gì?

Trả lời: Tại điều 15 Luật Hợp tác xã quy định Thành viên, hợp tác xã thành viên có các nghĩa vụ sau:

1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.

2. Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.

3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

4. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

5. Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.

Câu hỏi: Hội nghị thành lập HTX quyết định những vấn đề gì?

Trả lời: Tại Khoản 3 điều 20 Luật Hợp tác xã quy định Hội nghị thành lập HTX thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Thảo luận và quyết định các nội dung sau:

– Phương án sản xuất, kinh doanh;

– Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);

– Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

– Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung trên phải được biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.

Câu hỏi: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sắp xếp theo cơ cấu tổ chức như thế nào?

Trả lời: Tại điều 29,30 Luật Hợp tác xã quy định Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sắp xếp như sau: Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu.

Hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người.

Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.

Câu hỏi: Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Trả lời: Theo quy định của điều 36, Luật Hợp tác xã năm 2012 Hội đồng quản trị có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:

– Quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

– Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên và đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,

– Chuẩn bị và trình đại hội thành viên sửa đổi, bổ sung điều lệ, báo cáo kết quả hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh và phương án phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị.

– Trình đại hội thành viên xem xét, thông qua báo cáo tài chính; việc quản lý, sử dụng các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Trình đại hội thành viên phương án về mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc).

– Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền do đại hội thành viên giao.

– Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:

+ Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù;

+ Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;

+ Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm

8. Đánh giá hiệu quả hoạt động của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc).

9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê giám đốc (tổng giám đốc) theo nghị quyết của đại hội thành viên.

10. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các chức danh khác theo đề nghị của giám đốc (tổng giám đốc) nếu điều lệ không quy định khác.

11. Khen thưởng, kỷ luật thành viên, hợp tác xã thành viên; khen thưởng các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên, hợp tác xã thành viên nhưng có công xây dựng, phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

12. Thông báo tới các thành viên, hợp tác xã thành viên nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị.

13. Ban hành quy chế hoạt động của hội đồng quản trị để thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.

14. Thực hiện quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước đại hội thành viên và trước pháp luật.

Câu hỏi: Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị?

Trả lời: Tại điều 37 Luật Hợp tác xã quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:

– Là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng quản trị.

– Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp của hội đồng quản trị, đại hội thành viên trừ trường hợp Luật Hợp tác xã hoặc điều lệ có quy định khác.

– Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao.

– Ký văn bản của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ.

– Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật hợp tác xã và điều lệ.

Câu hỏi: Giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?

Trả lời: Tại điều 38 Luật Hợp tác xã quy định Giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:

– Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

– Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản trị;

– Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị;

– Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm;

– Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định;

– Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị;

– Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

* Trường hợp giám đốc (tổng giám đốc) do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định nêu trên còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồng quản trị.

Câu hỏi: Nhiệm vụ quyền hạn của Ban kiểm soát và kiểm soát viên?

Trả lời: Tại điều 39 Luật Hợp tác xã quy định Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.

Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.

Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên, liên hiệp hợp tác xã có dưới 10 hợp tác xã thành viên, việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định.

Trưởng ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên ban kiểm soát; nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.

– Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), thành viên, hợp tác xã thành viên;

+ Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;

+ Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của hội đồng quản trị;

+ Tiếp nhận kiến nghị liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị hội đồng quản trị, đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền;

+ Trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;

+ Thông báo cho hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về kết quả kiểm soát; kiến nghị hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát;

+ Chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường

+ Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.

3. Thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên được hưởng thù lao và được trả các chi phí cần thiết khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

4. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được sử dụng con dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ.

Câu hỏi: Để trở thành thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã cần có những điều kiện gì?

Trả lời: Để trở thành thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Là thành viên hợp xác xã;

– Không đồng thời là thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, kiểm soát viên;

– Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Câu hỏi: Kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát hợp tác phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời: Tại khoản 3 điều 40 Luật Hợp tác xã quy định Kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Là thành viên hợp tác xã;

– Không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, thành viên khác của ban kiểm soát;

– Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Câu hỏi: Để trở thành kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát liên hiệp hợp tác xã cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời: Tại khoản 6 điều 40 Luật Hợp tác xã Điều kiện trở thành kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát liên hiệp hợp tác xã:

– Là người đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên;

– Không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng liên hiệp hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, thành viên khác của ban kiểm soát;

– Các điều kiện khác do điều lệ liên hiệp hợp tác xã quy định.

Câu hỏi: Những trường hợp nào không được là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ?

Trả lời: Tại điều 41 Luật Hợp tác xã Những người sau đây không được là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

– Đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;

– Đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu, các tội phạm về quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.

Câu hỏi: Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào?

Trả lời: Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

– Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

– Tự nguyện xin từ chức;

– Bị Tòa án tuyên án hình phạt tù hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

– Trường hợp khác theo quy định của điều lệ hoặc theo quy định trong hợp đồng lao động ký kết giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với giám đốc (tổng giám đốc).

* Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ đó.

Câu hỏi: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 46, Luật hợp tác xã năm 2012 về phân phối thu nhập thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:

1. Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;

2. Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;

3. Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định trên thì được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau đây:

– Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;

– Phần còn lại được chia theo vốn góp;

– Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;

4. Thu nhập đã phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên là tài sản thuộc sở hữu của thành viên, hợp tác xã thành viên. Thành viên, hợp tác xã thành viên có thể giao thu nhập đã phân phối cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quản lý, sử dụng theo thỏa thuận với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Câu hỏi: Quy định về hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?

Trả lời: Điều 53, Luật hợp tác xã quy định về hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp

hợp tác xã như sau:

1. Hợp nhất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

a) Hai hay nhiều hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một hợp tác xã mới; hai hay nhiều liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một liên hiệp hợp tác xã mới;

b) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất xây dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định hợp nhất, phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;

c) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất hiệp thương thành lập hội đồng hợp nhất. Hội đồng hợp nhất có nhiệm vụ xây dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất quyết định. Phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở chính; phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất sang hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất; phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ, dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên;

d) Thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất thực hiện theo quy định về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

a) Một hoặc một số hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một hợp tác xã khác; một hoặc một số liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một liên hiệp hợp tác xã khác;

b) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập xây dựng phương án sáp nhập trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định sáp nhập. Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;

c) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định sáp nhập hiệp thương về phương án sáp nhập. Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập;

d) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi sáp nhập phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.

3. Sau khi đăng ký, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Sau khi đăng ký thay đổi, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.

BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT HỢP TÁC XÃ

Đăng lúc: 12/08/2021 00:00:00 (GMT+7)

Luật Hợp tác xã, đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 tại kỳ họp thứ 4 Khóa XIII và đã được Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố Luật Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngày 03 tháng 12 năm 2012. Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 và thay thế Luật Hợp tác xã năm 2003

Luật Hợp tác xã, đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 tại kỳ họp thứ 4 Khóa XIII và đã được Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố Luật Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngày 03 tháng 12 năm 2012. Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 và thay thế Luật Hợp tác xã năm 2003. UBND xã Vĩnh Phúc xin giới thiệu Luật Hợp tác xã năm 2012, dưới dạng hỏi, đáp như sau:

Câu hỏi: Nhà nước có những bảo đảm và chính sách hỗ trợ, ưu đãi như thế nào đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?

Trả lời: Để đảm bảo cho hoạt động và phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc lợi ích quốc gia thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản; Bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đồng thời Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế – xã hội; Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Bên cạnh đó Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; Ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi nói trên còn được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:

– Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng;

– Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Ưu đãi về tín dụng;

– Vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh;

– Chế biến sản phẩm.

Câu hỏi: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ?

Trả lời: Tại điều 7 Luật Hợp tác xã quy định Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:

1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.

3. Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.

4. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.

5. Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.

6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

7. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

Câu hỏi: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền gì và nghĩa vụ như thế nào ?

Trả lời: Tại điều 8,9 Luật Hợp tác xã quy định Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những quyền sau:

– Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.

– Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.

– Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.

– Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.

* Hợp tác, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện các quy định của điều lệ.

– Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này.

– Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.

– Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.

– Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.

– Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

– Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

– Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

– Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên.

– Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.

– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Các hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức và hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?

Trả lời: Tại điều 12 Luật Hợp tác xã quy định Trong tổ chức và hoạt động HTX, liên hiệp HTX, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

1. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp không đủ điều kiện; từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp đủ điều kiện theo quy định của Luật Hợp tác; cản trở, sách nhiễu việc đăng ký và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Cản trở việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên, hợp tác xã thành viên.

3. Hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mà không có giấy chứng nhận đăng ký; tiếp tục hoạt động khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký.

4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

5. Gian lận trong việc định giá tài sản vốn góp.

6. Kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký; kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh.

7. Thực hiện không đúng các nguyên tắc tổ chức, hoạt động.

Câu hỏi: Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên?

Trả lời: Tại điều 14 Luật Hợp tác xã quy định Thành viên, hợp tác xã thành viên có các quyền sau đây:

1. Được cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

2. Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật HTX và điều lệ.

3. Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

4. Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.

5. Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định.

6. Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác.

7. Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.

8. Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

9. Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

10. Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

11. Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

12. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện.

13. Được hưởng các quyền khác theo quy định của điều lệ.

Câu hỏi: Thành viên, hợp tác xã thành viên phải thực hiện những nghĩa vụ gì?

Trả lời: Tại điều 15 Luật Hợp tác xã quy định Thành viên, hợp tác xã thành viên có các nghĩa vụ sau:

1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.

2. Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.

3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

4. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

5. Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.

Câu hỏi: Hội nghị thành lập HTX quyết định những vấn đề gì?

Trả lời: Tại Khoản 3 điều 20 Luật Hợp tác xã quy định Hội nghị thành lập HTX thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Thảo luận và quyết định các nội dung sau:

– Phương án sản xuất, kinh doanh;

– Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);

– Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

– Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung trên phải được biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.

Câu hỏi: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sắp xếp theo cơ cấu tổ chức như thế nào?

Trả lời: Tại điều 29,30 Luật Hợp tác xã quy định Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sắp xếp như sau: Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu.

Hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người.

Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.

Câu hỏi: Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Trả lời: Theo quy định của điều 36, Luật Hợp tác xã năm 2012 Hội đồng quản trị có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:

– Quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

– Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên và đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,

– Chuẩn bị và trình đại hội thành viên sửa đổi, bổ sung điều lệ, báo cáo kết quả hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh và phương án phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị.

– Trình đại hội thành viên xem xét, thông qua báo cáo tài chính; việc quản lý, sử dụng các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Trình đại hội thành viên phương án về mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc).

– Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền do đại hội thành viên giao.

– Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau:

+ Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù;

+ Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;

+ Thành viên, hợp tác xã thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm

8. Đánh giá hiệu quả hoạt động của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc).

9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê giám đốc (tổng giám đốc) theo nghị quyết của đại hội thành viên.

10. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các chức danh khác theo đề nghị của giám đốc (tổng giám đốc) nếu điều lệ không quy định khác.

11. Khen thưởng, kỷ luật thành viên, hợp tác xã thành viên; khen thưởng các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên, hợp tác xã thành viên nhưng có công xây dựng, phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

12. Thông báo tới các thành viên, hợp tác xã thành viên nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị.

13. Ban hành quy chế hoạt động của hội đồng quản trị để thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.

14. Thực hiện quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước đại hội thành viên và trước pháp luật.

Câu hỏi: Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị?

Trả lời: Tại điều 37 Luật Hợp tác xã quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:

– Là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng quản trị.

– Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp của hội đồng quản trị, đại hội thành viên trừ trường hợp Luật Hợp tác xã hoặc điều lệ có quy định khác.

– Chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao.

– Ký văn bản của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ.

– Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật hợp tác xã và điều lệ.

Câu hỏi: Giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?

Trả lời: Tại điều 38 Luật Hợp tác xã quy định Giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:

– Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

– Thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên, quyết định của hội đồng quản trị;

– Ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị;

– Trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm;

– Xây dựng phương án tổ chức bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định;

– Tuyển dụng lao động theo quyết định của hội đồng quản trị;

– Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

* Trường hợp giám đốc (tổng giám đốc) do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định nêu trên còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồng quản trị.

Câu hỏi: Nhiệm vụ quyền hạn của Ban kiểm soát và kiểm soát viên?

Trả lời: Tại điều 39 Luật Hợp tác xã quy định Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ.

Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.

Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên, liên hiệp hợp tác xã có dưới 10 hợp tác xã thành viên, việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định.

Trưởng ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên ban kiểm soát; nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.

– Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), thành viên, hợp tác xã thành viên;

+ Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;

+ Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của hội đồng quản trị;

+ Tiếp nhận kiến nghị liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị hội đồng quản trị, đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền;

+ Trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;

+ Thông báo cho hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về kết quả kiểm soát; kiến nghị hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát;

+ Chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường

+ Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ.

3. Thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên được hưởng thù lao và được trả các chi phí cần thiết khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

4. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được sử dụng con dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ.

Câu hỏi: Để trở thành thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã cần có những điều kiện gì?

Trả lời: Để trở thành thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Là thành viên hợp xác xã;

– Không đồng thời là thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, kiểm soát viên;

– Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Câu hỏi: Kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát hợp tác phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời: Tại khoản 3 điều 40 Luật Hợp tác xã quy định Kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Là thành viên hợp tác xã;

– Không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, thành viên khác của ban kiểm soát;

– Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Câu hỏi: Để trở thành kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát liên hiệp hợp tác xã cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời: Tại khoản 6 điều 40 Luật Hợp tác xã Điều kiện trở thành kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát liên hiệp hợp tác xã:

– Là người đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên;

– Không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng liên hiệp hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, thành viên khác của ban kiểm soát;

– Các điều kiện khác do điều lệ liên hiệp hợp tác xã quy định.

Câu hỏi: Những trường hợp nào không được là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ?

Trả lời: Tại điều 41 Luật Hợp tác xã Những người sau đây không được là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

– Đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;

– Đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu, các tội phạm về quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.

Câu hỏi: Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào?

Trả lời: Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

– Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

– Tự nguyện xin từ chức;

– Bị Tòa án tuyên án hình phạt tù hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

– Trường hợp khác theo quy định của điều lệ hoặc theo quy định trong hợp đồng lao động ký kết giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với giám đốc (tổng giám đốc).

* Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ đó.

Câu hỏi: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại điều 46, Luật hợp tác xã năm 2012 về phân phối thu nhập thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:

1. Trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập; trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập;

2. Trích lập các quỹ khác đo đại hội thành viên quyết định;

3. Thu nhập còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định trên thì được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau đây:

– Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;

– Phần còn lại được chia theo vốn góp;

– Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định;

4. Thu nhập đã phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên là tài sản thuộc sở hữu của thành viên, hợp tác xã thành viên. Thành viên, hợp tác xã thành viên có thể giao thu nhập đã phân phối cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quản lý, sử dụng theo thỏa thuận với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Câu hỏi: Quy định về hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?

Trả lời: Điều 53, Luật hợp tác xã quy định về hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp

hợp tác xã như sau:

1. Hợp nhất hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

a) Hai hay nhiều hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một hợp tác xã mới; hai hay nhiều liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện hợp nhất thành một liên hiệp hợp tác xã mới;

b) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất xây dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định hợp nhất, phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;

c) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định hợp nhất hiệp thương thành lập hội đồng hợp nhất. Hội đồng hợp nhất có nhiệm vụ xây dựng phương án hợp nhất trình đại hội thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất quyết định. Phương án hợp nhất bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở chính; phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất sang hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất; phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ, dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên;

d) Thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp nhất thực hiện theo quy định về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

2. Sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

a) Một hoặc một số hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một hợp tác xã khác; một hoặc một số liên hiệp hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một liên hiệp hợp tác xã khác;

b) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập xây dựng phương án sáp nhập trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của mình về quyết định sáp nhập. Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề khác có liên quan;

c) Hội đồng quản trị của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định sáp nhập hiệp thương về phương án sáp nhập. Phương án sáp nhập bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn đọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập;

d) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi sáp nhập phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.

3. Sau khi đăng ký, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Sau khi đăng ký thay đổi, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.
Từ khóa bài viết:

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC