Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198424

BÀI TUYÊN TRUYỀN Quy định xử phạt một số hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Ngày 20/04/2020 00:00:00

Để phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động về phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 4-4-2020, Sở Tư pháp TP Hà Nội ban hành Công văn số 928/STP-PBGDPL về việc phối hợp triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19

Hiện nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra đang diễn biến phức tạp. Tính đến 6h ngày 08/4/2020, cả nước có 251 người mắc virus Covid–19, bên cạnh đó có rất nhiều người đang được cách ly. Có thể nói với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân trong cả nước, việc phòng, chống Covid-19 của nước ta đã đạt hiệu quả, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, thời gian vừa qua vẫn còn một số người do thiếu hiểu biết hoặc cố ý đã thông tin sai sự thật về dịch bệnh, không khai báo y tế, trốn khỏi nơi cách ly gây khó khăn và hậu quả nhất định trong việc phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.

Để phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động về phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 4-4-2020, Sở Tư pháp TP Hà Nội ban hành Công văn số 928/STP-PBGDPL về việc phối hợp triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19. UBND xã Vĩnh Phúc xin trích dẫn toàn bộ nội dung mức xử phạt với 13 hành vi cụ thể sau:

1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300.000 đồng (theo khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 7.000.000 đồng (theo điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường).

3. Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng (theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

4. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức (theo điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng (theo điểm c, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 176/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

6. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng (theo điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

7. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền bệnh cho người khác (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị Định số số 176/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế và điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự (điểm 1.2 mục 1 mục Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

9. Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lan truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự (điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

10. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 15.000.000 đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số tuyến điện) hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự (điểm 1.4 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

11. Người có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự (điểm 1.9 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

12. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát - xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự (điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

13. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hoá đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hoá được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lời bất chính thì bị xử lý về tội "Đầu cơ" theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự (điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

BÀI TUYÊN TRUYỀN Quy định xử phạt một số hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Đăng lúc: 20/04/2020 00:00:00 (GMT+7)

Để phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động về phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 4-4-2020, Sở Tư pháp TP Hà Nội ban hành Công văn số 928/STP-PBGDPL về việc phối hợp triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19

Hiện nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra đang diễn biến phức tạp. Tính đến 6h ngày 08/4/2020, cả nước có 251 người mắc virus Covid–19, bên cạnh đó có rất nhiều người đang được cách ly. Có thể nói với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân trong cả nước, việc phòng, chống Covid-19 của nước ta đã đạt hiệu quả, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, thời gian vừa qua vẫn còn một số người do thiếu hiểu biết hoặc cố ý đã thông tin sai sự thật về dịch bệnh, không khai báo y tế, trốn khỏi nơi cách ly gây khó khăn và hậu quả nhất định trong việc phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.

Để phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động về phòng, chống dịch Covid-19. Ngày 4-4-2020, Sở Tư pháp TP Hà Nội ban hành Công văn số 928/STP-PBGDPL về việc phối hợp triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19. UBND xã Vĩnh Phúc xin trích dẫn toàn bộ nội dung mức xử phạt với 13 hành vi cụ thể sau:

1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300.000 đồng (theo khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 7.000.000 đồng (theo điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường).

3. Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng (theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

4. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức (theo điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng (theo điểm c, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 176/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

6. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng (theo điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

7. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền bệnh cho người khác (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị Định số số 176/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế và điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự (điểm 1.2 mục 1 mục Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

9. Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lan truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự (điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

10. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 15.000.000 đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số tuyến điện) hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự (điểm 1.4 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

11. Người có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự (điểm 1.9 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

12. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát - xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự (điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

13. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hoá đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hoá được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lời bất chính thì bị xử lý về tội "Đầu cơ" theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự (điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 của Hội đồng thẩm phán TAND TC).

Từ khóa bài viết:

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC