Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198424

GIỚI THIỆU LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Ngày 14/08/2020 00:00:00

Luật bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Ngày 12 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 18/2006/L-CTN. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Luật bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Ngày 12 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 18/2006/L-CTN. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

I.BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Bố cục:

Luật bình đẳng giới gồm 6 Chương, 44 Điều:

Chương I. Những quy định chungcó 10 điều (từ Điều 1 đến Điều 10) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới; mục tiêu bình đẳng giới; giải thích từ ngữ; các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới; nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới; cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới; các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đìnhcó 8 điều (từ Điều 11 đến Điều 18) quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao và bình đẳng giới trong gia đình.

Chương III. Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giớicó 6 điều (từ Điều 19 đến Điều 24) quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới; nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

Chương IV. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giớicó 10 điều (từ Điều 25 đến Điều 34) quy định trách nhiệm của Chính phủ; cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới; bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức khác; trách nhiệm của gia đình và công dân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới.

Chương V. Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giớicó 7 điều (từ Điều 35 đến Điều 42) quy định thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế; các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình; các hình thức xử lý vi phạm pháp luật vềbình đẳng giới.

Chương VI. Điều khoản thi hànhcó 2 điều (Điều 43 và Điều 44) quy định về hiệu lực thi hành của Luật bình đẳng giới và hướng dẫn thi hành Luật này.

2. Những nội dung cơ bản:

2.1)Phạm vi điều chỉnh, Điều 1 của Luật bình đẳng giới quy định: Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

2.2)Đối tượng áp dụng,Điều 2 của Luật bình đẳng giới quy định đối tượng áp dụng của Luật là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

2.3) Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản vềbình đẳng giới: Điều 4 của Luật bình đẳng giới quy định mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Điều 6 của Luật bình đẳng giới quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới, bao gồm: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, không bị phân biệt đối xử về giới; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới; chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật; thực hiện bình đẳng giớilà trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. Các nguyên tắc này thể hiện rõnhững điểm mớitrong quy định của pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất trong trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Với việc xác lập mục tiêu và nguyên tắc cơ bản này, Việt Nam không những thực hiện cam kết quốc tế mà còn xác định rõ «tư tưởng trọng nam hơn nữ»không còn chỗ để tồn tại.

2.4)Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới,trong các quy định tại Điều 7, ngoài quy định thống nhất với pháp luật hiện hành như: «bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình», đã quy định nhiềuđiểm mớinhư: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển; bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh convà nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiếtđể nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

2.5) Nội dung quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, theo quy định tại Điều 8 của Luật bình đẳng giới, nội dung quản lý Nhà nước về bình đẳng giới bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới; hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.

2.6)Cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, Điều 9 của Luật bình đẳng giới quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được Chính phủ phân công chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Quy định này phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, sắp xếp lại bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trong đó cơ quan quản lý Nhà nước sẽ được Chính phủ phân công cho một Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ.

2.7)Các hành vi bị nghiêm cấm,Điều 10 của Luật bình đẳng giới quy định chung có 4 loại hành vi: cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

2.8)Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đìnhđược quy địnhtại Chương II từ Điều 11 đến Điều 18.

a- Về Chính trị, Khoản 1, 2, 3 Điều 11 của Luật bình đẳng giới quy định nội dung thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Khoản 4, 5 Điều 11 của Luật bình đẳng giới quy định một sốđiểm mới: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm: bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới; bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới.

b- Về kinh tế,Điều 12 của Luật bình đẳng giới quy định:Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cònquy định mới: nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm: doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

c- Về lao động,Điều 13 của Luật bình đẳng giới quy địnhnhiềuđiểm mớivà cụ thể hoá một số quy định của pháp luật hiện hành. Đó là:Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

d-Về giáo dục và đào tạo,nhằm khắc phục một số hạn chế của pháp luật và thực thi pháp luật hiện hành, Điều 14 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột số điểm mới: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

e-Vềkhoa học và công nghệ,văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao,Điều 15, 16 của Luật bình đẳng giới quy địnhrõ quyền bình đẳng nam, nữtrong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ, các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế; tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

g- Về y tế,Điều 17 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột sốđiểm mớinhư:Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, Luật quy định phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, nhằm từng bước giảm khoảng cách về giới hiện còn tồn tại trong thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay.

h- Về gia đình, ngoài các quy định thống nhất với pháp luật hiện hành như:vợ, chồng bình đẳng với nhautrong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng,Điều 18 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột sốđiểm mớinhư: vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trongquyết định các nguồn lực trong gia đình; vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việcbàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

2.9) Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới:Chương III quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới (từ Điều 19 đến Điều 24) bao gồm:

a- Biện phápthúc đẩy bình đẳng giới.Theo quy định tại Điều 5 củaLuật bình đẳng giới về giải thích từ ngữ, thìbiện pháp thúc đẩy bình đẳng giớilà biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đó đạt được.

Điều 19 của Luật bình đẳng giới quy địnhcác biện pháp thúc đẩy bình đẳng giớibao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng; đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam; quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại Luật này.

Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giớinêu trên, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đó đạt được.

b-Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật,Điều 20 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột số điểm mới:việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.

c-Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,Khoản 1Điều 21 của Luật bình đẳng giới quy địnhlồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luậtlà biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Đây làvấn đề mớitrong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 21 của Luật bình đẳng giới quy định:Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam; xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

d- Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, Điều 22 của Luật bình đẳng giới quy địnhtrách nhiệm và nội dung thẩm tra như sau:

Uỷ ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm tham gia với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban khác của Quốc hội để thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

Nội dung thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:

- Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;

- Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;

- Việc tuân thủ thủ tục và trình tự đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo;

- Tính khả thi của dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới.

e-Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới, Điều 23 của Luật bình đẳng giới quy định thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới; được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng; thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.

g-Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới, Điều 24 của Luật bình đẳng giới quy địnhcơ chế bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: Ngân sách nhà nước; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; các nguồn thu hợp pháp khác...

2.10) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới, được quy định tại ChươngIV (từ Điều 25 đến Điều 34). Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, của cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình,trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác, của gia đình, của công dân. Đáng chú ý một số quy định sau đây:

a- Trách nhiệm của Chính phủ,Điều 25 của Luật bình đẳng giới quy định cómột số điểm mới,như:hằng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước; phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới...

b-Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ,theo Điều 27 của Luật bình đẳng giới quy định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm:Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý; nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý...

c-Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp:Điều 28 của Luật bình đẳng giới quy định Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương; trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương; thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới; tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.

d-Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: Điều 29 của Luật bình đẳng giới quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm:Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới; tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới.

Điều 30 của Luật bình đẳng giới quy địnhtrách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này; tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị; thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới...

e- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình:

Điều 31 của Luật bình đẳng giới quy địnhtrong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm: Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi;bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới.

Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hộicó trách nhiệm: Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm; giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý; có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình; tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình...

Điều 32 của Luật bình đẳng giới quy địnhtrách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác(không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này như các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam...) có trách nhiệm: Phải bảo đảm cho nam,nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng; báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền; bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường bình đẳng giới; dành nguồn tài chính cho các hoạt động bình đẳng giới; tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình; hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi; tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con...

g-Trách nhiệm của gia đình và công dân,Điều 33 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột số điểm mới: gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giớ; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Điều 34 của Luật bình đẳng giới quy định công dân có trách nhiệm: Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.

2.11)Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, được quy định tại Chương V (từ Điều 35 đến Điều 42).

a- Về Thanh tra: Điều 35 của Luật bình đẳng giới quy định thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, trong đó quy định cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới thực hiện chức năng thanh tra về bình đẳng giới, đồng thời quy định rõnhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về bình đẳng giới.

b-Về giám sát: Điều 36 của Luật bình đẳng giới quy định Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

c- Khiều nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới:Để phù hợp với Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành, Điều 37, 38 của Luật bình đẳng giới quy định việc Khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

d-Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạmpháp luật về bình đẳng giới,Điều 39 của Luật bình đẳng giới quy định:Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Việc xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

e-Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế,được quy định tại Điều 40 của Luật bình đẳng giới.Cụ thể là:

-Trong lĩnh vực chính trị(Khoản 1): Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới; không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới; đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

-Trong lĩnh vực kinh tế(Khoản 2): Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới; tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.

-Trong lĩnh vực lao động(Khoản 3): Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính; không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.

-Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo(Khoản 4): Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ; Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính; từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.

-Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ(Khoản 5): cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ; từ chối việc tham gia của một giới trong các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ.

-Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao(Khoản 6): cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới; sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới; truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.

-Trong lĩnh vực y tế(Khoản 7): cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới; lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.

g-Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình,(Điều 41 của Luật bình đẳng giới), bao gồm: cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính; không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới; đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính; hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính; áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.

h-Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới(Điều 42 của Luật bình đẳng giới): Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.12)Điều khoản thi hành (Chương VI),trong đó quy địnhLuật bình đẳng giới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007(Điều 43) và Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này (Điều 44).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để Luật bình đẳng giới sớm đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực,trong thời gian tới các bộ, ngành, địa phương sẽ tổ chức triển khai một số công việc sau đây:

1. Cơ quan được giao chuẩn bị văn bản sớm trình Chính phủ ban hành Chỉ thị và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới trước ngày 01/7/2006 - ngày Luật có hiệu lực, gồm: Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới; Nghị định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới;

2. Xây dựng kế hoạch triển khai, tuyên truyền và thực hiện Luật bình đẳng giới trong cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động thuộc mình quản lý và các tầng lớp nhân dân.

GIỚI THIỆU LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

Đăng lúc: 14/08/2020 00:00:00 (GMT+7)

Luật bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Ngày 12 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 18/2006/L-CTN. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Luật bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Ngày 12 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 18/2006/L-CTN. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

I.BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Bố cục:

Luật bình đẳng giới gồm 6 Chương, 44 Điều:

Chương I. Những quy định chungcó 10 điều (từ Điều 1 đến Điều 10) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới; mục tiêu bình đẳng giới; giải thích từ ngữ; các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới; nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới; cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới; các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đìnhcó 8 điều (từ Điều 11 đến Điều 18) quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao và bình đẳng giới trong gia đình.

Chương III. Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giớicó 6 điều (từ Điều 19 đến Điều 24) quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới; nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

Chương IV. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giớicó 10 điều (từ Điều 25 đến Điều 34) quy định trách nhiệm của Chính phủ; cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới; bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức khác; trách nhiệm của gia đình và công dân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới.

Chương V. Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giớicó 7 điều (từ Điều 35 đến Điều 42) quy định thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế; các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình; các hình thức xử lý vi phạm pháp luật vềbình đẳng giới.

Chương VI. Điều khoản thi hànhcó 2 điều (Điều 43 và Điều 44) quy định về hiệu lực thi hành của Luật bình đẳng giới và hướng dẫn thi hành Luật này.

2. Những nội dung cơ bản:

2.1)Phạm vi điều chỉnh, Điều 1 của Luật bình đẳng giới quy định: Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

2.2)Đối tượng áp dụng,Điều 2 của Luật bình đẳng giới quy định đối tượng áp dụng của Luật là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân); cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

2.3) Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản vềbình đẳng giới: Điều 4 của Luật bình đẳng giới quy định mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Điều 6 của Luật bình đẳng giới quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới, bao gồm: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, không bị phân biệt đối xử về giới; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới; chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật; thực hiện bình đẳng giớilà trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. Các nguyên tắc này thể hiện rõnhững điểm mớitrong quy định của pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất trong trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

Với việc xác lập mục tiêu và nguyên tắc cơ bản này, Việt Nam không những thực hiện cam kết quốc tế mà còn xác định rõ «tư tưởng trọng nam hơn nữ»không còn chỗ để tồn tại.

2.4)Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới,trong các quy định tại Điều 7, ngoài quy định thống nhất với pháp luật hiện hành như: «bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình», đã quy định nhiềuđiểm mớinhư: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển; bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh convà nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiếtđể nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

2.5) Nội dung quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, theo quy định tại Điều 8 của Luật bình đẳng giới, nội dung quản lý Nhà nước về bình đẳng giới bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới; hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.

2.6)Cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, Điều 9 của Luật bình đẳng giới quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được Chính phủ phân công chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Quy định này phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính, sắp xếp lại bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trong đó cơ quan quản lý Nhà nước sẽ được Chính phủ phân công cho một Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ.

2.7)Các hành vi bị nghiêm cấm,Điều 10 của Luật bình đẳng giới quy định chung có 4 loại hành vi: cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; bạo lực trên cơ sở giới; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

2.8)Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đìnhđược quy địnhtại Chương II từ Điều 11 đến Điều 18.

a- Về Chính trị, Khoản 1, 2, 3 Điều 11 của Luật bình đẳng giới quy định nội dung thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Khoản 4, 5 Điều 11 của Luật bình đẳng giới quy định một sốđiểm mới: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm: bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới; bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia vềbình đẳng giới.

b- Về kinh tế,Điều 12 của Luật bình đẳng giới quy định:Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cònquy định mới: nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới gồm: doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

c- Về lao động,Điều 13 của Luật bình đẳng giới quy địnhnhiềuđiểm mớivà cụ thể hoá một số quy định của pháp luật hiện hành. Đó là:Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

d-Về giáo dục và đào tạo,nhằm khắc phục một số hạn chế của pháp luật và thực thi pháp luật hiện hành, Điều 14 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột số điểm mới: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ; biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

e-Vềkhoa học và công nghệ,văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao,Điều 15, 16 của Luật bình đẳng giới quy địnhrõ quyền bình đẳng nam, nữtrong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ, các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế; tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

g- Về y tế,Điều 17 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột sốđiểm mớinhư:Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, Luật quy định phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, nhằm từng bước giảm khoảng cách về giới hiện còn tồn tại trong thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay.

h- Về gia đình, ngoài các quy định thống nhất với pháp luật hiện hành như:vợ, chồng bình đẳng với nhautrong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng,Điều 18 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột sốđiểm mớinhư: vợ chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trongquyết định các nguồn lực trong gia đình; vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việcbàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

2.9) Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới:Chương III quy định các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới (từ Điều 19 đến Điều 24) bao gồm:

a- Biện phápthúc đẩy bình đẳng giới.Theo quy định tại Điều 5 củaLuật bình đẳng giới về giải thích từ ngữ, thìbiện pháp thúc đẩy bình đẳng giớilà biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đó đạt được.

Điều 19 của Luật bình đẳng giới quy địnhcác biện pháp thúc đẩy bình đẳng giớibao gồm: quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng; đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam; hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam; quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại Luật này.

Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giớinêu trên, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đó đạt được.

b-Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật,Điều 20 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột số điểm mới:việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.

c-Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,Khoản 1Điều 21 của Luật bình đẳng giới quy địnhlồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luậtlà biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Đây làvấn đề mớitrong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 21 của Luật bình đẳng giới quy định:Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam; xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.

d- Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, Điều 22 của Luật bình đẳng giới quy địnhtrách nhiệm và nội dung thẩm tra như sau:

Uỷ ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm tham gia với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban khác của Quốc hội để thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.

Nội dung thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:

- Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;

- Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;

- Việc tuân thủ thủ tục và trình tự đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo;

- Tính khả thi của dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới.

e-Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới, Điều 23 của Luật bình đẳng giới quy định thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới; được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng; thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.

g-Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới, Điều 24 của Luật bình đẳng giới quy địnhcơ chế bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: Ngân sách nhà nước; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; các nguồn thu hợp pháp khác...

2.10) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới, được quy định tại ChươngIV (từ Điều 25 đến Điều 34). Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, của cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình,trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác, của gia đình, của công dân. Đáng chú ý một số quy định sau đây:

a- Trách nhiệm của Chính phủ,Điều 25 của Luật bình đẳng giới quy định cómột số điểm mới,như:hằng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước; phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới...

b-Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ,theo Điều 27 của Luật bình đẳng giới quy định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm:Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý; nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý...

c-Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp:Điều 28 của Luật bình đẳng giới quy định Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương; trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương; thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới; tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.

d-Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: Điều 29 của Luật bình đẳng giới quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm:Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới; tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới.

Điều 30 của Luật bình đẳng giới quy địnhtrách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này; tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị; thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới...

e- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình:

Điều 31 của Luật bình đẳng giới quy địnhtrong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm: Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi;bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới.

Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hộicó trách nhiệm: Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm; giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý; có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình; tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình...

Điều 32 của Luật bình đẳng giới quy địnhtrách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác(không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này như các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam...) có trách nhiệm: Phải bảo đảm cho nam,nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng; báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền; bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường bình đẳng giới; dành nguồn tài chính cho các hoạt động bình đẳng giới; tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình; hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi; tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con...

g-Trách nhiệm của gia đình và công dân,Điều 33 của Luật bình đẳng giới quy địnhmột số điểm mới: gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giớ; giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình; đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Điều 34 của Luật bình đẳng giới quy định công dân có trách nhiệm: Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.

2.11)Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, được quy định tại Chương V (từ Điều 35 đến Điều 42).

a- Về Thanh tra: Điều 35 của Luật bình đẳng giới quy định thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, trong đó quy định cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới thực hiện chức năng thanh tra về bình đẳng giới, đồng thời quy định rõnhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về bình đẳng giới.

b-Về giám sát: Điều 36 của Luật bình đẳng giới quy định Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

c- Khiều nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới:Để phù hợp với Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành, Điều 37, 38 của Luật bình đẳng giới quy định việc Khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

d-Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạmpháp luật về bình đẳng giới,Điều 39 của Luật bình đẳng giới quy định:Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Việc xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

e-Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế,được quy định tại Điều 40 của Luật bình đẳng giới.Cụ thể là:

-Trong lĩnh vực chính trị(Khoản 1): Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới; không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới; đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

-Trong lĩnh vực kinh tế(Khoản 2): Cản trở nam hoặc nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới; tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định.

-Trong lĩnh vực lao động(Khoản 3): Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính; không thực hiện các quy định của pháp luật lao động quy định riêng đối với lao động nữ.

-Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo(Khoản 4): Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ; Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính; từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ; giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.

-Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ(Khoản 5): cản trở nam, nữ tham gia hoạt động khoa học, công nghệ; từ chối việc tham gia của một giới trong các khóa đào tạo về khoa học và công nghệ.

-Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao(Khoản 6): cản trở nam, nữ sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn và tham gia các hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới; sáng tác, lưu hành, cho phép xuất bản các tác phẩm dưới bất kỳ thể loại và hình thức nào để cổ vũ, tuyên truyền bất bình đẳng giới, định kiến giới; truyền bá tư tưởng, tự mình thực hiện hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.

-Trong lĩnh vực y tế(Khoản 7): cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới; lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.

g-Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình,(Điều 41 của Luật bình đẳng giới), bao gồm: cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính; không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới; đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính; hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính; áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.

h-Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới(Điều 42 của Luật bình đẳng giới): Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.12)Điều khoản thi hành (Chương VI),trong đó quy địnhLuật bình đẳng giới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007(Điều 43) và Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này (Điều 44).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để Luật bình đẳng giới sớm đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực,trong thời gian tới các bộ, ngành, địa phương sẽ tổ chức triển khai một số công việc sau đây:

1. Cơ quan được giao chuẩn bị văn bản sớm trình Chính phủ ban hành Chỉ thị và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới trước ngày 01/7/2006 - ngày Luật có hiệu lực, gồm: Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới; Nghị định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới;

2. Xây dựng kế hoạch triển khai, tuyên truyền và thực hiện Luật bình đẳng giới trong cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động thuộc mình quản lý và các tầng lớp nhân dân.

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC