Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198424

Giới thiệu về lịch sử xã Vĩnh Phúc

Ngày 01/07/2020 00:00:00

Vĩnh Phúc là một xã có truyền thống đoàn kết tự lực, tự cường, truyền thống yêu nước và cách mạng. Các thế hệ người Vĩnh Phúc trong lịch sử đã cùng cả dân tộc dựng nước và giữ nước, góp phần công sức, xương máu vào trang sử oai hùng của dân tộc. Nhân dân Vĩnh Phúc cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động, nghĩa tình trong cuộc sống, một lòng đi theo Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân dân trong xã lập nên nhiều thành tích to lớn góp phần tô đẹp thêm trang sử của quê hương Vĩnh Phúc.


Vĩnh Phúc là một xã có truyền thống đoàn kết tự lực, tự cường, truyền thống yêu nước và cách mạng. Các thế hệ người Vĩnh Phúc trong lịch sử đã cùng cả dân tộc dựng nước và giữ nước, góp phần công sức, xương máu vào trang sử oai hùng của dân tộc.

Nhân dân Vĩnh Phúc cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động, nghĩa tình trong cuộc sống, một lòng đi theo Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân dân trong xã lập nên nhiều thành tích to lớn góp phần tô đẹp thêm trang sử của quê hương Vĩnh Phúc.

I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

Vĩnh Phúc là một xã của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nằm sát huyện lỵ Vĩnh Lộc. Xã Vĩnh Phúc có vị trí phía Bắc giáp xã Vĩnh Long và xã Vĩnh Hưng, phía Nam giáp xã Vĩnh Hòa và xã Vĩnh Thành, phía Đông giáp xã Vĩnh Hưng, phía Tây giáp thị trấn Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Thành. Điểm cực Bắc của xã nằm ở xứ đồng Tụng Ngọc (làng Tân Phúc); điểm cực Nam nằm tại đồng Mễ (làng Văn Hanh); điểm cực Đông tại đỉnh núi Lan (thuộc địa phận khu dân cư Quán Hạt); điểm cực Tây là nơi giáp làng Đồng Minh với khu phố I thị trấn Vĩnh Lộc.

Diện tích tự nhiên xã Vĩnh Phúc, tính đến thời điểm tháng 10 năm 2010 là 981,64ha. Là một xã đồng bằng nhưng địa hình và đất đai xã Vĩnh Phúc phức tạp. Vĩnh Phúc có dòng sông Bưởi chạy qua chia xã thành 2 khu vực rõ rệt. Phía hữu ngạn đồng ruộng bằng phẳng và rộng, phía tả ngạn nhiều đồi núi, khe suối, hồ đập, đồng ruộng hẹp. Sông Bưởi có tên là Bái Giang và một tên nữa là sông Bảo; dòng sông Bưởi có nguồn nước vô tận, là tài nguyên quý giá cho con người sinh sống và sản xuất.

27497522_1860111154050171_808061444_n.jpg

Sông bưởi

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đất đai, sông ngòi, đồi núi, khí hậu.. đã tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế ở Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, với những tên làng Bỉnh Lỗi (ngày nay là Làng Sòi), Cổ Đới (ngày nay là Cổ Điệp), Văn Vận (ngày nay là Văn Hanh) được lưu truyền mãi đến hôm nay. Từ làng Sòi, làng Cổ Điệp tách ra thành làng Đồng Minh, Bái Xuân. Trong làng Sòi có xóm nhỏ Phúc Thọ nằm bên tả ngạn sông Bưởi, vào cuối thập kỷ 60 và thập kỷ 70 của thế kỷ XX, người dân làng các làng Bồng Trung (xã Vĩnh Tân), Nham Thôn (xã Vĩnh An) và một số hộ ở huyện Nga Sơn lên xây dựng vùng kinh tế mới, đã cùng dân xóm Phúc Thọ lập nên làng Tân Phúc trù phú như hôm nay. Đến ngày nay xã Vĩnh Phúc gồm có 6 làng: Cổ Điệp, Bái Xuân, Đồng Minh, Phúc Khang, Văn Hanh, Tân Phúc.

II. Các di tích lịch sử văn hóa của xã nhà

Trên đất Vĩnh Phúc có Đình làng Bái Xuân là công trình kiến trúc gỗ duy nhất còn lại. Đình là nơi thờ Thành hoàng làng, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tổ chức các lễ hội của nhân dân địa phương từ xưa đến nay.

Căn cứ vào dòng chữ ghi trên thượng lương biết được đình làng Bái Xuân đặt thượng lương vào ngày 10 tháng 9 (Quý Sửu) niên hiệu Duy Tân thứ 7 (1913).

Không gian đình hiện tại gồm: Sân, nhà tiền đình, hai dãy nhà giải vũ, hậu cung.

Đình làng Bái Xuân gồm 3 gian, 2 dẫy, chiều dài 13,5m ; chiều rộng 9,9m với tổng diện tích là 124,73m .

Đình được xây dựng theo kiểu nhà truyền thống của dân ta, đình làm bằng gỗ lim nhưng không chạm khắc hoa văn, mái lợp ngói mũi hài.

27496383_1860111554050131_424912182_n.jpg

Đình làng Bái Xuân đã được tu sửa xong năm 2017

Hai dãy nhà giải vũ và hậu cung bị sụp đổ vào năm 1951 do máy bay Pháp ném bom bắn phá. Năm 1997, nhân dân làng Bái Xuân đã làm lại hai nhà giải vũ và hậu cung trên nền móng cũ. Nhà giải vũ mỗi nhà rộng 1,1m dài 3,75m.

Hậu cung gồm 3 gian chiều dài là 4,27m; chiều rộng là 2,8m. Trong hậu cung đặt hương án bài vị Thành hoàng làng là Đô Bác Trịnh Phủ Quân tôn thần.

Ngày 20/01/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 178/QĐ- UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, trong đó đình Bái Xuân xã VĨnh Phúc huyện VĨnh Lộc là di tích kiến trúc nghệ thuật.

III. NHÂN DÂN XÃ VĨNH PHÚC ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp đã hy động ở Việt Nam 92.903 người vào lính chiến và lính thợ sang Pháp làm bia đỡ đạn cho chúng. Làng Bái Xuân, làng Đồng Minh, làng Sòi đều có người bị bắt lính sang Pháp, tổng số gần chục người.

Những năm 1925 – 1930, thực dân Pháp không những nắm giữ mọi ngành kinh tế quan trọng mà chúng còn tăng cường khai thác sức người, sức của ở Việt Nam để bù đắp sự thiệt hại sau chiến tranh và làm giàu cho chúng.

Ngày 03 tháng 02 năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sự kiện trọng đại này mở ra giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam nói chung và các đại phương trong cả nước nói riêng. Ngày 29 tháng 7 năm 1930 tỉnh Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hóa được thành lập. Ngày 16 tháng 4 năm 1934 chi bộ Đảng ghép gồm Vĩnh Lộc và Thạch Thành được thành lập tại chùa Xuân Áng (Vĩnh Long).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những năm 1935- 1939, phong trào đấu tranh Cách mạng diễn ra ở nhiều nơi của huyện Vĩnh Lộc

Ở làng Cổ Điệp xã Vĩnh Phúc ta những năm 1938 – 1939 đã xuất hiện mầm mống cộng sản. Bấy giờ làng Cổ Điệp có ông Trịnh Đình Cầu, làm chức Hương bạ. Ông Trịnh Đình Cầu lấy vợ ở làng Cẩm Bào. Làng Cẩm Bào là nơi sớm có phong trào cách mạng từ những năm 1925 – 1929, một số người ở làng đã được ông Hồ Ngọc Diệu (em ruột cụ Hồ Tùng Mậu) dạy học ở làng Mỹ Xuyên tuyên truyền giác ngộ cách mạng. Ông Cầu có mẹ vợ làm giao thông bí mật cho những người cộng sản trong vùng. Làng Cổ Điệp là ‘hòm thư’ bí mật của đường dây liên lạc Cẩm Bào – Nghĩa Kỳ, Hữu Chấp – Cù Đông, Mỹ Trí và sang cả Yên Định. Trịnh Đình Cầu là người có cảm tình với cách mạng, giúp đỡ những người Cộng sản trong vùng, trong tỉnh hoạt động.

Cũng tại làng Cổ Điệp, những năm 1936 – 1939, ông Trịnh Đình Cận – lý trưởng làng Cổ Điệp đã mời một người quê ở Nghệ An về dạy học cho con cháu trong nhà, ngoài ra còn dạy cho ông Cận nghề làm thuốc Bắc. Ông này là chiến sĩ cộng sản từ thời Xô VIết – Nghệ tĩnh (1930-1931). Khi cao trào Xô Viết – Nghệ tĩnh bị đàn áp, ông phải chạy ra Thanh Hóa. Không rõ ông đã giác ngộ tinh thần yêu nước và cách mạng cho ông lý trưởng Trịnh Đình Cận và hương bạ Trịnh Đình Cầu như thế nào, biết rằng những việc làm của lý trưởng Trịnh Đình Cận trong năm 1939 đã thể hiện tinh thần đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi giảm thuế cho dân.

Từ tháng 6 năm 1939 đến tháng 3 năm 1945 ông Trịnh Đình Cầu bị bọn địch bắt giam ở tù Lao Bảo, khi ra tù ông trở về và tích cực tham gia công tác chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

IV. Nhân dân vĩnh phúc tham gia kháng chiến kiến quốc thắng lợi và trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với cả huyện, cả tỉnh, nhân dân Vĩnh Phúc dã dũng cảm vùng dậy đánh đổ đế quốc thực dân phong kiến góp phần thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt khẩu hiệu “kháng chiến kiến quốc”. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhân dân Vĩnh Phúc tích cực tăng gia sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện cho tiền tuyến, tòng quân giết giặc, đi dân công tải lương tiếp đạn, hết lòng giúp đỡ các đơn vị bộ đội, thương binh, đồng bào tản cư về ở địa phương.

Hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhân dân Vĩnh Phúc thực hiện chủ trương của Đảng, tiến hành cải cách ruộng đất thắng lợi, thành lập tổ đổi công, xây dựng hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xã bậc cao, đưa quê hương Vĩnh Phúc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân vừa thi đua lao động sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội; quốc phòng an ninh; xây dựng hệ thống chính trị, chi viện cao nhất sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần vào công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Nổi bật trong thời kỳ này là hợp tác xã Xuân Minh (làng Bái Xuân) được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích sản xuất, xã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất về thành tích tòng quân chi viện. Đặc biệt giáo dục của Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tích đáng biểu dương. Trong thời kỳ (1964- 1967) xã Vĩnh Phúc là một trong ba xã của tỉnh đạt toàn diện tiên tiến trong phong trào thi đua “Học tập đuổi kịp, tiến vượt Hải Nhân”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (tính từ năm 1945- 1975), Vĩnh Phúc có 354 người tham gia bộ đội, 174 người đi thanh niên xung phong, 527 lượt người đi dân công phục vụ chiến trường; có 97 liệt sỹ, 71 thương binh, 32 bệnh binh và nhiễm chất độc màu da cam.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân Vĩnh Phúc cùng cả nước đi vào khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và chung sức chung lòng xây dựng lại quê hương đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

25 năm đổi mới (1986- 2010), dưới ánh sáng Nghị quyết các Đại hội toàn quốc của Đảng, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy VĨnh Lộc, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đoàn kết, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Chính vì thế trên bước đường đổi mới, VĨnh Phúc đã đạt được những thành tựu to lớn đáng phấn khởi; kinh tế - văn hóa có bước phát triển khá, quốc phòng – an ninh được giữ vững, chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, điển hình thời ký 2000 – 2005 tăng trưởng bình quân là 15,8%, thời ký 2005 – 2010 tăng trưởng bình quân là 16,3%. Tổng thu nhập của xã năm 2000 là 12 tỷ 484 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người trong năm là 2,4 triệu đồng. Năm 2005, tổng thu nhập 25 tỷ 100 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người trong năm là 4,8 triệu đồng. Năm 2010, tổng thu nhập 70 tỷ 985 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người trong năm 13,864 triệu đồng.

Xã đã căn bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng cơ bản gồm điện, đường, trường học, trạm y tế, hội trường công sở, các nhà văn hóa thôn.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt kết quả tốt. 9/9 làng, cơ quan văn hóa, đến nay đã có 6 làng và 3 cơ quan đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hóa cấp huyện, trong đó có làng Tân Phúc đã đạt danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh. Năm 2006, xã Vĩnh Phúc đạt chuẩn quốc gia về Y tế.

Trường Tiểu học và trường THCS, trường mầm non đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó trường Tiểu học đã được công nhận chuẩn quốc gia mức độ I năm 2008.

27707661_1860111244050162_1059177737_o.jpg

Trường tiểu học Vĩnh Phúc

Trong quá trình hơn 60 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy Vĩnh Lộc, Đảng bộ xã Vĩnh Phúc ngày càng phát triển không ngừng. Từ năm 2001 – 2010, Đảng bộ Vĩnh Phúc liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh trừ năm 2007 đạt Đảng bộ khá. Tổ chức chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể hàng năm đều đạt danh hiệu vững mạnh và vững mạnh xuất sắc.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhân dân Vĩnh Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng đang phát huy những thành tựu đã đạt được, nhận rõ khó khăn và thuận lợi quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kể từ thuở khai phá đất hoang lập trại, rồi lập nên xóm, nên làng, các thế hệ người dân nơi đây và cả những người dân nơi khác đến đã bỏ bao nhiêu mồ hôi, công sức và trí tuệ để có được một xã Vĩnh Phúc tốt lành và trù phú như tên gọi của mảnh đất này.

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương sẽ được thế hệ hôm nay và mai sau trân trọng, giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đang nêu cao quyết tâm, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa quê hương đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nguồn tư liệu: Lịch sử xã Vĩnh Phúc

Đào Tống

Giới thiệu về lịch sử xã Vĩnh Phúc

Đăng lúc: 01/07/2020 00:00:00 (GMT+7)

Vĩnh Phúc là một xã có truyền thống đoàn kết tự lực, tự cường, truyền thống yêu nước và cách mạng. Các thế hệ người Vĩnh Phúc trong lịch sử đã cùng cả dân tộc dựng nước và giữ nước, góp phần công sức, xương máu vào trang sử oai hùng của dân tộc. Nhân dân Vĩnh Phúc cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động, nghĩa tình trong cuộc sống, một lòng đi theo Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân dân trong xã lập nên nhiều thành tích to lớn góp phần tô đẹp thêm trang sử của quê hương Vĩnh Phúc.


Vĩnh Phúc là một xã có truyền thống đoàn kết tự lực, tự cường, truyền thống yêu nước và cách mạng. Các thế hệ người Vĩnh Phúc trong lịch sử đã cùng cả dân tộc dựng nước và giữ nước, góp phần công sức, xương máu vào trang sử oai hùng của dân tộc.

Nhân dân Vĩnh Phúc cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động, nghĩa tình trong cuộc sống, một lòng đi theo Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân dân trong xã lập nên nhiều thành tích to lớn góp phần tô đẹp thêm trang sử của quê hương Vĩnh Phúc.

I. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:

Vĩnh Phúc là một xã của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nằm sát huyện lỵ Vĩnh Lộc. Xã Vĩnh Phúc có vị trí phía Bắc giáp xã Vĩnh Long và xã Vĩnh Hưng, phía Nam giáp xã Vĩnh Hòa và xã Vĩnh Thành, phía Đông giáp xã Vĩnh Hưng, phía Tây giáp thị trấn Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Thành. Điểm cực Bắc của xã nằm ở xứ đồng Tụng Ngọc (làng Tân Phúc); điểm cực Nam nằm tại đồng Mễ (làng Văn Hanh); điểm cực Đông tại đỉnh núi Lan (thuộc địa phận khu dân cư Quán Hạt); điểm cực Tây là nơi giáp làng Đồng Minh với khu phố I thị trấn Vĩnh Lộc.

Diện tích tự nhiên xã Vĩnh Phúc, tính đến thời điểm tháng 10 năm 2010 là 981,64ha. Là một xã đồng bằng nhưng địa hình và đất đai xã Vĩnh Phúc phức tạp. Vĩnh Phúc có dòng sông Bưởi chạy qua chia xã thành 2 khu vực rõ rệt. Phía hữu ngạn đồng ruộng bằng phẳng và rộng, phía tả ngạn nhiều đồi núi, khe suối, hồ đập, đồng ruộng hẹp. Sông Bưởi có tên là Bái Giang và một tên nữa là sông Bảo; dòng sông Bưởi có nguồn nước vô tận, là tài nguyên quý giá cho con người sinh sống và sản xuất.

27497522_1860111154050171_808061444_n.jpg

Sông bưởi

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đất đai, sông ngòi, đồi núi, khí hậu.. đã tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế ở Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, với những tên làng Bỉnh Lỗi (ngày nay là Làng Sòi), Cổ Đới (ngày nay là Cổ Điệp), Văn Vận (ngày nay là Văn Hanh) được lưu truyền mãi đến hôm nay. Từ làng Sòi, làng Cổ Điệp tách ra thành làng Đồng Minh, Bái Xuân. Trong làng Sòi có xóm nhỏ Phúc Thọ nằm bên tả ngạn sông Bưởi, vào cuối thập kỷ 60 và thập kỷ 70 của thế kỷ XX, người dân làng các làng Bồng Trung (xã Vĩnh Tân), Nham Thôn (xã Vĩnh An) và một số hộ ở huyện Nga Sơn lên xây dựng vùng kinh tế mới, đã cùng dân xóm Phúc Thọ lập nên làng Tân Phúc trù phú như hôm nay. Đến ngày nay xã Vĩnh Phúc gồm có 6 làng: Cổ Điệp, Bái Xuân, Đồng Minh, Phúc Khang, Văn Hanh, Tân Phúc.

II. Các di tích lịch sử văn hóa của xã nhà

Trên đất Vĩnh Phúc có Đình làng Bái Xuân là công trình kiến trúc gỗ duy nhất còn lại. Đình là nơi thờ Thành hoàng làng, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tổ chức các lễ hội của nhân dân địa phương từ xưa đến nay.

Căn cứ vào dòng chữ ghi trên thượng lương biết được đình làng Bái Xuân đặt thượng lương vào ngày 10 tháng 9 (Quý Sửu) niên hiệu Duy Tân thứ 7 (1913).

Không gian đình hiện tại gồm: Sân, nhà tiền đình, hai dãy nhà giải vũ, hậu cung.

Đình làng Bái Xuân gồm 3 gian, 2 dẫy, chiều dài 13,5m ; chiều rộng 9,9m với tổng diện tích là 124,73m .

Đình được xây dựng theo kiểu nhà truyền thống của dân ta, đình làm bằng gỗ lim nhưng không chạm khắc hoa văn, mái lợp ngói mũi hài.

27496383_1860111554050131_424912182_n.jpg

Đình làng Bái Xuân đã được tu sửa xong năm 2017

Hai dãy nhà giải vũ và hậu cung bị sụp đổ vào năm 1951 do máy bay Pháp ném bom bắn phá. Năm 1997, nhân dân làng Bái Xuân đã làm lại hai nhà giải vũ và hậu cung trên nền móng cũ. Nhà giải vũ mỗi nhà rộng 1,1m dài 3,75m.

Hậu cung gồm 3 gian chiều dài là 4,27m; chiều rộng là 2,8m. Trong hậu cung đặt hương án bài vị Thành hoàng làng là Đô Bác Trịnh Phủ Quân tôn thần.

Ngày 20/01/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định số 178/QĐ- UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, trong đó đình Bái Xuân xã VĨnh Phúc huyện VĨnh Lộc là di tích kiến trúc nghệ thuật.

III. NHÂN DÂN XÃ VĨNH PHÚC ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp đã hy động ở Việt Nam 92.903 người vào lính chiến và lính thợ sang Pháp làm bia đỡ đạn cho chúng. Làng Bái Xuân, làng Đồng Minh, làng Sòi đều có người bị bắt lính sang Pháp, tổng số gần chục người.

Những năm 1925 – 1930, thực dân Pháp không những nắm giữ mọi ngành kinh tế quan trọng mà chúng còn tăng cường khai thác sức người, sức của ở Việt Nam để bù đắp sự thiệt hại sau chiến tranh và làm giàu cho chúng.

Ngày 03 tháng 02 năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sự kiện trọng đại này mở ra giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam nói chung và các đại phương trong cả nước nói riêng. Ngày 29 tháng 7 năm 1930 tỉnh Đảng bộ Đảng cộng sản Thanh Hóa được thành lập. Ngày 16 tháng 4 năm 1934 chi bộ Đảng ghép gồm Vĩnh Lộc và Thạch Thành được thành lập tại chùa Xuân Áng (Vĩnh Long).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những năm 1935- 1939, phong trào đấu tranh Cách mạng diễn ra ở nhiều nơi của huyện Vĩnh Lộc

Ở làng Cổ Điệp xã Vĩnh Phúc ta những năm 1938 – 1939 đã xuất hiện mầm mống cộng sản. Bấy giờ làng Cổ Điệp có ông Trịnh Đình Cầu, làm chức Hương bạ. Ông Trịnh Đình Cầu lấy vợ ở làng Cẩm Bào. Làng Cẩm Bào là nơi sớm có phong trào cách mạng từ những năm 1925 – 1929, một số người ở làng đã được ông Hồ Ngọc Diệu (em ruột cụ Hồ Tùng Mậu) dạy học ở làng Mỹ Xuyên tuyên truyền giác ngộ cách mạng. Ông Cầu có mẹ vợ làm giao thông bí mật cho những người cộng sản trong vùng. Làng Cổ Điệp là ‘hòm thư’ bí mật của đường dây liên lạc Cẩm Bào – Nghĩa Kỳ, Hữu Chấp – Cù Đông, Mỹ Trí và sang cả Yên Định. Trịnh Đình Cầu là người có cảm tình với cách mạng, giúp đỡ những người Cộng sản trong vùng, trong tỉnh hoạt động.

Cũng tại làng Cổ Điệp, những năm 1936 – 1939, ông Trịnh Đình Cận – lý trưởng làng Cổ Điệp đã mời một người quê ở Nghệ An về dạy học cho con cháu trong nhà, ngoài ra còn dạy cho ông Cận nghề làm thuốc Bắc. Ông này là chiến sĩ cộng sản từ thời Xô VIết – Nghệ tĩnh (1930-1931). Khi cao trào Xô Viết – Nghệ tĩnh bị đàn áp, ông phải chạy ra Thanh Hóa. Không rõ ông đã giác ngộ tinh thần yêu nước và cách mạng cho ông lý trưởng Trịnh Đình Cận và hương bạ Trịnh Đình Cầu như thế nào, biết rằng những việc làm của lý trưởng Trịnh Đình Cận trong năm 1939 đã thể hiện tinh thần đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi giảm thuế cho dân.

Từ tháng 6 năm 1939 đến tháng 3 năm 1945 ông Trịnh Đình Cầu bị bọn địch bắt giam ở tù Lao Bảo, khi ra tù ông trở về và tích cực tham gia công tác chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

IV. Nhân dân vĩnh phúc tham gia kháng chiến kiến quốc thắng lợi và trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với cả huyện, cả tỉnh, nhân dân Vĩnh Phúc dã dũng cảm vùng dậy đánh đổ đế quốc thực dân phong kiến góp phần thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt khẩu hiệu “kháng chiến kiến quốc”. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhân dân Vĩnh Phúc tích cực tăng gia sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh, chi viện cho tiền tuyến, tòng quân giết giặc, đi dân công tải lương tiếp đạn, hết lòng giúp đỡ các đơn vị bộ đội, thương binh, đồng bào tản cư về ở địa phương.

Hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhân dân Vĩnh Phúc thực hiện chủ trương của Đảng, tiến hành cải cách ruộng đất thắng lợi, thành lập tổ đổi công, xây dựng hợp tác xã bậc thấp, hợp tác xã bậc cao, đưa quê hương Vĩnh Phúc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân vừa thi đua lao động sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội; quốc phòng an ninh; xây dựng hệ thống chính trị, chi viện cao nhất sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần vào công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Nổi bật trong thời kỳ này là hợp tác xã Xuân Minh (làng Bái Xuân) được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích sản xuất, xã được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất về thành tích tòng quân chi viện. Đặc biệt giáo dục của Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tích đáng biểu dương. Trong thời kỳ (1964- 1967) xã Vĩnh Phúc là một trong ba xã của tỉnh đạt toàn diện tiên tiến trong phong trào thi đua “Học tập đuổi kịp, tiến vượt Hải Nhân”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (tính từ năm 1945- 1975), Vĩnh Phúc có 354 người tham gia bộ đội, 174 người đi thanh niên xung phong, 527 lượt người đi dân công phục vụ chiến trường; có 97 liệt sỹ, 71 thương binh, 32 bệnh binh và nhiễm chất độc màu da cam.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân Vĩnh Phúc cùng cả nước đi vào khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và chung sức chung lòng xây dựng lại quê hương đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

25 năm đổi mới (1986- 2010), dưới ánh sáng Nghị quyết các Đại hội toàn quốc của Đảng, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy VĨnh Lộc, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đoàn kết, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Chính vì thế trên bước đường đổi mới, VĨnh Phúc đã đạt được những thành tựu to lớn đáng phấn khởi; kinh tế - văn hóa có bước phát triển khá, quốc phòng – an ninh được giữ vững, chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, điển hình thời ký 2000 – 2005 tăng trưởng bình quân là 15,8%, thời ký 2005 – 2010 tăng trưởng bình quân là 16,3%. Tổng thu nhập của xã năm 2000 là 12 tỷ 484 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người trong năm là 2,4 triệu đồng. Năm 2005, tổng thu nhập 25 tỷ 100 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người trong năm là 4,8 triệu đồng. Năm 2010, tổng thu nhập 70 tỷ 985 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người trong năm 13,864 triệu đồng.

Xã đã căn bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng cơ bản gồm điện, đường, trường học, trạm y tế, hội trường công sở, các nhà văn hóa thôn.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt kết quả tốt. 9/9 làng, cơ quan văn hóa, đến nay đã có 6 làng và 3 cơ quan đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hóa cấp huyện, trong đó có làng Tân Phúc đã đạt danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh. Năm 2006, xã Vĩnh Phúc đạt chuẩn quốc gia về Y tế.

Trường Tiểu học và trường THCS, trường mầm non đều đạt chuẩn quốc gia, trong đó trường Tiểu học đã được công nhận chuẩn quốc gia mức độ I năm 2008.

27707661_1860111244050162_1059177737_o.jpg

Trường tiểu học Vĩnh Phúc

Trong quá trình hơn 60 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy Vĩnh Lộc, Đảng bộ xã Vĩnh Phúc ngày càng phát triển không ngừng. Từ năm 2001 – 2010, Đảng bộ Vĩnh Phúc liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh trừ năm 2007 đạt Đảng bộ khá. Tổ chức chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể hàng năm đều đạt danh hiệu vững mạnh và vững mạnh xuất sắc.

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhân dân Vĩnh Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng đang phát huy những thành tựu đã đạt được, nhận rõ khó khăn và thuận lợi quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kể từ thuở khai phá đất hoang lập trại, rồi lập nên xóm, nên làng, các thế hệ người dân nơi đây và cả những người dân nơi khác đến đã bỏ bao nhiêu mồ hôi, công sức và trí tuệ để có được một xã Vĩnh Phúc tốt lành và trù phú như tên gọi của mảnh đất này.

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương sẽ được thế hệ hôm nay và mai sau trân trọng, giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đang nêu cao quyết tâm, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa quê hương đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nguồn tư liệu: Lịch sử xã Vĩnh Phúc

Đào Tống

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC