Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198424

Hỏi – đáp về Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân

Ngày 16/03/2021 00:00:00

Câu 1: Vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước ta?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Câu 2: Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?

Trả lời: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bởi: Quốc hội là cơ quan duy nhất do Nhân dân trực tiếp bầu ra. Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp (bầu cử, ứng cử tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, trưng cầu ý dân), dân chủ đại diện và một số hình thức khác (ý kiến, kiến nghị, phản ánh…) thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành các quy định chung mang tính bắt buộc cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Câu 3: Tại sao nói Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân?

Trả lời: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân vì:

- Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của Nhân dân cả nước.

- Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp Nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của Nhân dân cả nước.

- Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của Nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân cả nước.

- Quốc hội thực hiện quyền lập Hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Câu 4: Chính quyền địa phương được tổ chức như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 111 Hiến pháp năm 2013 và Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ở các đơn vị hành chính gồm cóHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Câu 5: Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân trong tổ chức chính quyền địa phương được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định:

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Câu 6: Hội đồng nhân dân được cơ cấu tổ chức như thế nào?

Trả lời: Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về Hội đồng nhân dân như sau:

-Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

-Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

-Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theoquy địnhcủa Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

-Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên củaỦy bannhân dân cùng cấp.

-Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Câu7: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có quy định như thế nào về việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Trả lời: Tại Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, cụ thể:

Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trựcỦy bantrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử,Ủy banthường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội.

Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội doỦy banthường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.

Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội doỦy banthường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số ngườitrongdanh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.

Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội củaỦy banthường vụ Quốc hội được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban thường trựcỦy bantrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Ủy banbầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban thường trựcỦy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

Tại điều 2 Nghị quyết số 1185/NQ/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, theo đó Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở trung ương và địa phương như sau:

Số lượng đại biểu ở các cơ quan trung ương là 207 đại biểu (41,4%)

- Các cơ quan Đảng: 10 đại biểu (2,0%).

- Cơ quan Chủ tịch nước: 03 đại biểu (0,6%).

- Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương): 133 đại biểu (26,6%).

- Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an): 15 đại biểu (3,0%).

- Lực lượng vũ trang:

+ Quân đội (cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu): 12 đại biểu (2,4%);

+ Công an: 02 đại biểu (0,4%).

- Tòa án nhân dân tối cao : 01 đại biểu (0,2%).

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%).

- Kiểm toán nhà nước : 01 đại biểu (0,2%).

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 29 đại biểu (5,8%).

Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%)

Cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu (44%)

Cơ cấu định hướng là cơ cấu khung để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử, gồm:

- Lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiêm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (Bí thư hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) 63 đại biểu (12,6%).

- Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%) (đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa, mỗi địa phương có 02 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam : 09 đại biểu (1,8%)

- Công đoàn : 06 đại biểu (1,2%).

- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 05 đại biểu (1,0%).

- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 07 đại biểu (1,4%).

- Hội Nông dân Việt Nam : 05 đại biểu (1,0%).

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam : 03 đại biểu (0,6%).

- Đại biểu tôn giáo : 06 đại biểu (1,2%).

- Quân đội (bao gồm Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh): 14 đại biểu (2,8%).

- Công an : 09 đại biểu (1,8%).

- Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp: 13 đại biểu (2,6%), trong đó: Tòa án nhân dân: 05 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân: 04 đại biểu; Sở Tư pháp: 04 đại biểu.

- Tổ chức khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo (viện nghiên cứu, đại học, học viện, ...): 06 đại biểu (1,2%).

- Doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 07 đại biểu (1,4%).

Cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu (14,6%).

Cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học - công nghệ, lao động, thương binh - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ... Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử.

Cơ cấu kết hợp

Cơ cấu kết hợp là các cơ cấu theo chỉ tiêu kết hợp. Một người ứng cử đại biểu Quốc hội có thể có nhiều hơn một cơ cấu kết hợp, gồm:

- Đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoảng 95 đồng chí (14%), trong đó có 12-14 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

- Đại biểu là người ngoài Đảng : từ 25-50 đại biểu (5%-10%).

- Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) : khoảng 50 đại biểu (10%).

- Đại biểu tái cử : khoảng 160 đại biểu (32%).

- Đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

- Đại biểu là phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan bảo đảm bầu đủ số lượng 500 đại biểu, đáp ứng tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, có cơ cấu phù hợp, là người tiêu biểu đại diện các ngành, các giới và các tầng lớp Nhân dân; không nên kết hợp nhiều cơ cấu đối với một đại biểu.
Đào Tống

Hỏi – đáp về Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân

Đăng lúc: 16/03/2021 00:00:00 (GMT+7)

Câu 1: Vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nước ta?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 69 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Câu 2: Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?

Trả lời: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bởi: Quốc hội là cơ quan duy nhất do Nhân dân trực tiếp bầu ra. Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp (bầu cử, ứng cử tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, trưng cầu ý dân), dân chủ đại diện và một số hình thức khác (ý kiến, kiến nghị, phản ánh…) thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành các quy định chung mang tính bắt buộc cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Câu 3: Tại sao nói Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân?

Trả lời: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân vì:

- Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của Nhân dân cả nước.

- Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp Nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của Nhân dân cả nước.

- Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của Nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân cả nước.

- Quốc hội thực hiện quyền lập Hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Câu 4: Chính quyền địa phương được tổ chức như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 111 Hiến pháp năm 2013 và Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ở các đơn vị hành chính gồm cóHội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Câu 5: Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân trong tổ chức chính quyền địa phương được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định:

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Câu 6: Hội đồng nhân dân được cơ cấu tổ chức như thế nào?

Trả lời: Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về Hội đồng nhân dân như sau:

-Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

-Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

-Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theoquy địnhcủa Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

-Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên củaỦy bannhân dân cùng cấp.

-Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Câu7: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có quy định như thế nào về việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Trả lời: Tại Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, cụ thể:

Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trựcỦy bantrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử,Ủy banthường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội.

Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội doỦy banthường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.

Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội doỦy banthường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số ngườitrongdanh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.

Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội củaỦy banthường vụ Quốc hội được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban thường trựcỦy bantrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Ủy banbầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban thường trựcỦy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

Tại điều 2 Nghị quyết số 1185/NQ/UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, theo đó Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở trung ương và địa phương như sau:

Số lượng đại biểu ở các cơ quan trung ương là 207 đại biểu (41,4%)

- Các cơ quan Đảng: 10 đại biểu (2,0%).

- Cơ quan Chủ tịch nước: 03 đại biểu (0,6%).

- Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương): 133 đại biểu (26,6%).

- Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an): 15 đại biểu (3,0%).

- Lực lượng vũ trang:

+ Quân đội (cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu): 12 đại biểu (2,4%);

+ Công an: 02 đại biểu (0,4%).

- Tòa án nhân dân tối cao : 01 đại biểu (0,2%).

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 01 đại biểu (0,2%).

- Kiểm toán nhà nước : 01 đại biểu (0,2%).

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 29 đại biểu (5,8%).

Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%)

Cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu (44%)

Cơ cấu định hướng là cơ cấu khung để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử, gồm:

- Lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiêm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (Bí thư hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) 63 đại biểu (12,6%).

- Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội 67 đại biểu (13,4%) (đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa, mỗi địa phương có 02 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách).

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam : 09 đại biểu (1,8%)

- Công đoàn : 06 đại biểu (1,2%).

- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 05 đại biểu (1,0%).

- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: 07 đại biểu (1,4%).

- Hội Nông dân Việt Nam : 05 đại biểu (1,0%).

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam : 03 đại biểu (0,6%).

- Đại biểu tôn giáo : 06 đại biểu (1,2%).

- Quân đội (bao gồm Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh): 14 đại biểu (2,8%).

- Công an : 09 đại biểu (1,8%).

- Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp: 13 đại biểu (2,6%), trong đó: Tòa án nhân dân: 05 đại biểu; Viện Kiểm sát nhân dân: 04 đại biểu; Sở Tư pháp: 04 đại biểu.

- Tổ chức khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo (viện nghiên cứu, đại học, học viện, ...): 06 đại biểu (1,2%).

- Doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 07 đại biểu (1,4%).

Cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu 73 đại biểu (14,6%).

Cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học - công nghệ, lao động, thương binh - xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ... Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử.

Cơ cấu kết hợp

Cơ cấu kết hợp là các cơ cấu theo chỉ tiêu kết hợp. Một người ứng cử đại biểu Quốc hội có thể có nhiều hơn một cơ cấu kết hợp, gồm:

- Đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoảng 95 đồng chí (14%), trong đó có 12-14 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.

- Đại biểu là người ngoài Đảng : từ 25-50 đại biểu (5%-10%).

- Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) : khoảng 50 đại biểu (10%).

- Đại biểu tái cử : khoảng 160 đại biểu (32%).

- Đại biểu là người dân tộc thiểu số bảo đảm tỷ lệ ít nhất 18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

- Đại biểu là phụ nữ bảo đảm tỷ lệ ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.

Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan bảo đảm bầu đủ số lượng 500 đại biểu, đáp ứng tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, có cơ cấu phù hợp, là người tiêu biểu đại diện các ngành, các giới và các tầng lớp Nhân dân; không nên kết hợp nhiều cơ cấu đối với một đại biểu.
Đào Tống

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC