Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198424

Hưởng ứng Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 11/01/2019 00:00:00

Với chủ đề "Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái", Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 diễn ra từ ngày 15 - 30/11.

Với chủ đề "Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái", Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 diễn ra từ ngày 15 - 30/11.

Cứ 3 người phụ nữ ở nước ta thì có 1 người bị bạo hành, và họ trở thành nạn nhân ngay trong chính tổ ấm của mình. Bạo lực trên cơ sở giới, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái hiện đáng báo động, được coi là trở ngại lớn nhất trong tiến trình xóa bỏ bất bình đẳng giới, đây không còn là chuyện riêng của mỗi nhà mà trở thành một vấn đề cần được xã hội cùng quan tâm, chung tay giải quyết.

Năm nay là năm đầu tiên triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam. Việc lựa chọn chủ đề "Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái" cho Tháng hành động năm 2016 là nhằm huy động sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ, mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức, mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bởi nam giới thường là người thực hiện hành vi bạo hành và họ cũng là một phần trong giải pháp phòng chống. Mục đích, ý nghĩa của việc phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới là điểm nhấn, tạo nên đợt cao điểm trong truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trên toàn quốc, góp phần tạo sự thay đổi tích cực trong xã hội về lĩnh vực này. Thông qua Tháng hành động, hy vọng sẽ tác động mạnh mẽ, lan tỏa đến các tầng lớp trong xã hội, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội bình đẳng, tiến bộ, phát triển bền vững.

Thời gian qua, mặc dù đạt được những kết quả nhất định nhưng công tác bình đẳng giới vẫn chưa đáp ứng mong đợi. Để giải quyết bất bình đẳng, các chính sách, chương trình, đặc biệt là vai trò của truyền thông cần làm thay đổi những quan niệm lạc hậu về giá trị, vai trò của phụ nữ, đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới, nhất là bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái. Phụ nữ cần nâng cao tính tự chủ, sự quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Một quốc gia khỏe mạnh, công bằng, không còn nghèo đói và "không ai bị bỏ lại phía sau" là ước nguyện chính đáng của mỗi con người. Ước vọng đó sẽ sớm trở thành hiện thực nếu mỗi người cùng chung tay vun đắp bằng đầy đủ trách nhiệm và tình yêu thương. Sẽ không có bình đẳng giới nếu không có sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong công việc gia đình và chấm dứt bạo hành đối với phụ nữ, trẻ em gái. Hãy cùng hành động để thông điệp "Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương" được lan tỏa trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng.

Hàng năm, ngành VH-TT&DL quan tâm chỉ đạo truyền thông về công tác này một cách nghiêm túc và chú trọng các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp và mang lại hiệu ứng cao nhất. Điều này một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ, sự nỗ lực của ngành Văn hóa nhằm giải quyết vấn đề quan trọng nêu trên.

Có thể khẳng định, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới sẽ không hiệu quả nếu không có sự tham gia tích cực của nam giới, trẻ em trai. Tất cả nam giới và trẻ em trai của Việt Nam cần đứng lên để giải quyết sự bất bình đẳng, bất công và bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong công tác này. Hy vọng rằng, với những hành động thiết thực, sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, vấn nạn bạo lực gia đình sẽ sớm bị xóa bỏ hoàn toàn.
Đào Tống - CCTP

Hưởng ứng Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Đăng lúc: 11/01/2019 00:00:00 (GMT+7)

Với chủ đề "Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái", Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 diễn ra từ ngày 15 - 30/11.

Với chủ đề "Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái", Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016 diễn ra từ ngày 15 - 30/11.

Cứ 3 người phụ nữ ở nước ta thì có 1 người bị bạo hành, và họ trở thành nạn nhân ngay trong chính tổ ấm của mình. Bạo lực trên cơ sở giới, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em gái hiện đáng báo động, được coi là trở ngại lớn nhất trong tiến trình xóa bỏ bất bình đẳng giới, đây không còn là chuyện riêng của mỗi nhà mà trở thành một vấn đề cần được xã hội cùng quan tâm, chung tay giải quyết.

Năm nay là năm đầu tiên triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam. Việc lựa chọn chủ đề "Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái" cho Tháng hành động năm 2016 là nhằm huy động sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ, mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức, mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bởi nam giới thường là người thực hiện hành vi bạo hành và họ cũng là một phần trong giải pháp phòng chống. Mục đích, ý nghĩa của việc phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới là điểm nhấn, tạo nên đợt cao điểm trong truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trên toàn quốc, góp phần tạo sự thay đổi tích cực trong xã hội về lĩnh vực này. Thông qua Tháng hành động, hy vọng sẽ tác động mạnh mẽ, lan tỏa đến các tầng lớp trong xã hội, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng giới, bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội bình đẳng, tiến bộ, phát triển bền vững.

Thời gian qua, mặc dù đạt được những kết quả nhất định nhưng công tác bình đẳng giới vẫn chưa đáp ứng mong đợi. Để giải quyết bất bình đẳng, các chính sách, chương trình, đặc biệt là vai trò của truyền thông cần làm thay đổi những quan niệm lạc hậu về giá trị, vai trò của phụ nữ, đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới, nhất là bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái. Phụ nữ cần nâng cao tính tự chủ, sự quyết đoán để tham gia tích cực hơn nữa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Một quốc gia khỏe mạnh, công bằng, không còn nghèo đói và "không ai bị bỏ lại phía sau" là ước nguyện chính đáng của mỗi con người. Ước vọng đó sẽ sớm trở thành hiện thực nếu mỗi người cùng chung tay vun đắp bằng đầy đủ trách nhiệm và tình yêu thương. Sẽ không có bình đẳng giới nếu không có sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong công việc gia đình và chấm dứt bạo hành đối với phụ nữ, trẻ em gái. Hãy cùng hành động để thông điệp "Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương" được lan tỏa trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng.

Hàng năm, ngành VH-TT&DL quan tâm chỉ đạo truyền thông về công tác này một cách nghiêm túc và chú trọng các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp và mang lại hiệu ứng cao nhất. Điều này một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ, sự nỗ lực của ngành Văn hóa nhằm giải quyết vấn đề quan trọng nêu trên.

Có thể khẳng định, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới sẽ không hiệu quả nếu không có sự tham gia tích cực của nam giới, trẻ em trai. Tất cả nam giới và trẻ em trai của Việt Nam cần đứng lên để giải quyết sự bất bình đẳng, bất công và bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong công tác này. Hy vọng rằng, với những hành động thiết thực, sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, vấn nạn bạo lực gia đình sẽ sớm bị xóa bỏ hoàn toàn.
Đào Tống - CCTP

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC