Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198424

Ngăn chặn và xóa bỏ bất bình đẳng trong gia đình

Ngày 10/04/2018 00:00:00

Cùng với sự đi lên của đời sống kinh tế-xã hội, công tác xóa bỏ bất bình đẳng giới đã được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Luật Bình đẳng giới được ban hành đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy quá trình xóa bỏ khoảng cách giới ở nước ta.

Cùng với sự đi lên của đời sống kinh tế-xã hội, công tác xóa bỏ bất bình đẳng giới đã được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Luật Bình đẳng giới được ban hành đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy quá trình xóa bỏ khoảng cách giới ở nước ta.

Trong hơn 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã được đánh giá là một trong những quốc gia Ðông- Nam Á có tốc độ khắc phục cách biệt giới nhanh nhất. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng nặng nề từ những tư tưởng, hủ tục lạc hậu tồn tại suốt hàng nghìn năm phong kiến, cho nên đến nay, định kiến giới vẫn là vấn đề gây bức xúc lớn trong đời sống xã hội, nhất là trong một bộ phận gia đình Việt Nam.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ, bắt buộc phải sinh được con trai để nối dõi tông đường vẫn còn gây áp lực nặng nề cho không ít phụ nữ trong xã hội. Không hiếm gia đình có tư tưởng chỉ đầu tư, vun vén cho con trai mà thờ ơ, lạnh nhạt với con gái. Mỗi năm, hàng nghìn vụ ly hôn vẫn diễn ra mà nguyên nhân chính là do bạo lực gia đình, trong đó, phần lớn nạn nhân là phụ nữ. Nhiều chị em vẫn cắn răng nín nhịn khi thường xuyên bị chồng ngược đãi, đánh đập mà không rõ nguyên nhân. Trong guồng quay kinh tế thị trường, mặc dù cả đàn ông và phụ nữ đều đi làm và tham gia công tác xã hội nhưng vẫn tồn tại phổ biến tình trạng hầu như công việc nội trợ, chăm sóc con cái và người già đau ốm trong gia đình được xác định là trách nhiệm của phụ nữ. Rõ ràng, Luật Bình đẳng giới đã được thực thi trong đời sống một thời gian, nhưng nhiều chị em vẫn không ý thức được quyền của mình. Chính sự bảo thủ trong định kiến giới được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam với những mức độ khác nhau, đã làm cản trở cơ hội học hành của các em gái, hạn chế khả năng cống hiến của người phụ nữ trong các hoạt động xã hội. Và đây cũng chính là sợi dây kéo trùng xuống tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.

Thiết nghĩ, gia đình là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội. Văn hóa gia đình là nền tảng của văn hóa xã hội. Vì thế, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình chính là cơ sở để thực hiện bình đẳng giới ngoài xã hội. Sự sẻ chia, bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới không chỉ là ngọn nguồn của hạnh phúc gia đình mà còn là động lực để sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ, tạo ra những công dân tốt có đầy đủ phẩm chất và tài năng góp sức cho sự phát triển của xã hội. Bình đẳng giới trong gia đình chỉ có thể đạt được khi bản thân người phụ nữ luôn có ý thức tự vươn lên học hỏi và khẳng định mình. Ðồng thời, người đàn ông cũng phải có ý thức chia sẻ, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho người phụ nữ phát triển. Ðể chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình, điều thiết yếu quan trọng là phải nâng cao chất lượng giáo dục, tuyên truyền về giới trên diện rộng không chỉ với phụ nữ mà còn với nam giới. Công tác giáo dục về giới cần phải được tăng cường đẩy mạnh trong nội dung đào tạo đối với các đối tượng thanh thiếu niên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp các em có sự hiểu biết, ý thức và trách nhiệm về giới trong việc xây dựng cuộc sống gia đình sau này. Chiến lược tuyên truyền, giáo dục nếu được thực hiện tốt sẽ giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử gia đình giữa phụ nữ - nam giới, giữa bố mẹ - con cái, từ đó dần xóa bỏ định kiến và khoảng cách giới. Bên cạnh đó, việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cũng nên được xây dựng thành một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để công nhận gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, làng văn hóa...

Chống bất bình đẳng giới, đây không chỉ là vấn đề của từng gia đình mà còn cần sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, tất cả vì mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, từ đó góp phần xây dựng sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Đào Tống - CCTP

Ngăn chặn và xóa bỏ bất bình đẳng trong gia đình

Đăng lúc: 10/04/2018 00:00:00 (GMT+7)

Cùng với sự đi lên của đời sống kinh tế-xã hội, công tác xóa bỏ bất bình đẳng giới đã được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Luật Bình đẳng giới được ban hành đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy quá trình xóa bỏ khoảng cách giới ở nước ta.

Cùng với sự đi lên của đời sống kinh tế-xã hội, công tác xóa bỏ bất bình đẳng giới đã được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Luật Bình đẳng giới được ban hành đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy quá trình xóa bỏ khoảng cách giới ở nước ta.

Trong hơn 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã được đánh giá là một trong những quốc gia Ðông- Nam Á có tốc độ khắc phục cách biệt giới nhanh nhất. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng nặng nề từ những tư tưởng, hủ tục lạc hậu tồn tại suốt hàng nghìn năm phong kiến, cho nên đến nay, định kiến giới vẫn là vấn đề gây bức xúc lớn trong đời sống xã hội, nhất là trong một bộ phận gia đình Việt Nam.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ, bắt buộc phải sinh được con trai để nối dõi tông đường vẫn còn gây áp lực nặng nề cho không ít phụ nữ trong xã hội. Không hiếm gia đình có tư tưởng chỉ đầu tư, vun vén cho con trai mà thờ ơ, lạnh nhạt với con gái. Mỗi năm, hàng nghìn vụ ly hôn vẫn diễn ra mà nguyên nhân chính là do bạo lực gia đình, trong đó, phần lớn nạn nhân là phụ nữ. Nhiều chị em vẫn cắn răng nín nhịn khi thường xuyên bị chồng ngược đãi, đánh đập mà không rõ nguyên nhân. Trong guồng quay kinh tế thị trường, mặc dù cả đàn ông và phụ nữ đều đi làm và tham gia công tác xã hội nhưng vẫn tồn tại phổ biến tình trạng hầu như công việc nội trợ, chăm sóc con cái và người già đau ốm trong gia đình được xác định là trách nhiệm của phụ nữ. Rõ ràng, Luật Bình đẳng giới đã được thực thi trong đời sống một thời gian, nhưng nhiều chị em vẫn không ý thức được quyền của mình. Chính sự bảo thủ trong định kiến giới được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam với những mức độ khác nhau, đã làm cản trở cơ hội học hành của các em gái, hạn chế khả năng cống hiến của người phụ nữ trong các hoạt động xã hội. Và đây cũng chính là sợi dây kéo trùng xuống tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước.

Thiết nghĩ, gia đình là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội. Văn hóa gia đình là nền tảng của văn hóa xã hội. Vì thế, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình chính là cơ sở để thực hiện bình đẳng giới ngoài xã hội. Sự sẻ chia, bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới không chỉ là ngọn nguồn của hạnh phúc gia đình mà còn là động lực để sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ, tạo ra những công dân tốt có đầy đủ phẩm chất và tài năng góp sức cho sự phát triển của xã hội. Bình đẳng giới trong gia đình chỉ có thể đạt được khi bản thân người phụ nữ luôn có ý thức tự vươn lên học hỏi và khẳng định mình. Ðồng thời, người đàn ông cũng phải có ý thức chia sẻ, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho người phụ nữ phát triển. Ðể chấm dứt tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình, điều thiết yếu quan trọng là phải nâng cao chất lượng giáo dục, tuyên truyền về giới trên diện rộng không chỉ với phụ nữ mà còn với nam giới. Công tác giáo dục về giới cần phải được tăng cường đẩy mạnh trong nội dung đào tạo đối với các đối tượng thanh thiếu niên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp các em có sự hiểu biết, ý thức và trách nhiệm về giới trong việc xây dựng cuộc sống gia đình sau này. Chiến lược tuyên truyền, giáo dục nếu được thực hiện tốt sẽ giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử gia đình giữa phụ nữ - nam giới, giữa bố mẹ - con cái, từ đó dần xóa bỏ định kiến và khoảng cách giới. Bên cạnh đó, việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cũng nên được xây dựng thành một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để công nhận gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, làng văn hóa...

Chống bất bình đẳng giới, đây không chỉ là vấn đề của từng gia đình mà còn cần sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, tất cả vì mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, từ đó góp phần xây dựng sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Đào Tống - CCTP

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC