Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
198424

Tuyên truyền Ngày pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2019

Ngày 11/06/2019 00:00:00

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp và mọi người dân trong việc thực hiện pháp luật, UBND xã Vĩnh Phúc xin giới thiệu ý nghĩa của Ngày Pháp Luật tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp và mọi người dân trong việc thực hiện pháp luật, UBND xã Vĩnh Phúc xin giới thiệu ý nghĩa của Ngày Pháp Luật tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Theo quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mỗi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt thường ngày của mỗi người dân.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật, và cũng là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Thông qua ngày này để tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cộng đồng được tập trung và có ý nghĩa hơn.

Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp - đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các Hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng với mục đích tăng cường nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.

Ở Việt Nam, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2013 quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốcđây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong bản Hiến pháp này đã thấm nhuần, tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.

Ngày Pháp luật khơi dậy trong mỗi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình khi tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và xã hội. Do vậy,Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể có thể xây dựng các mô hình, cách thức tuyên truyền pháp luật để kêu gọi nhân dân đồng sức đồng lòng xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Như vậy, Ngày Pháp luật Việt Nam không chỉ là ngày phát động toàn dân tuân thủ pháp luật mà còn là một sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật cũng là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác này.Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

Ngày pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước, cùng tích cực hành động vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đào Tống - CCTP

Tuyên truyền Ngày pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2019

Đăng lúc: 11/06/2019 00:00:00 (GMT+7)

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp và mọi người dân trong việc thực hiện pháp luật, UBND xã Vĩnh Phúc xin giới thiệu ý nghĩa của Ngày Pháp Luật tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp và mọi người dân trong việc thực hiện pháp luật, UBND xã Vĩnh Phúc xin giới thiệu ý nghĩa của Ngày Pháp Luật tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Theo quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mỗi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt thường ngày của mỗi người dân.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật, và cũng là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Thông qua ngày này để tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cộng đồng được tập trung và có ý nghĩa hơn.

Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp - đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các Hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng với mục đích tăng cường nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.

Ở Việt Nam, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2013 quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốcđây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong bản Hiến pháp này đã thấm nhuần, tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.

Ngày Pháp luật khơi dậy trong mỗi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình khi tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và xã hội. Do vậy,Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể có thể xây dựng các mô hình, cách thức tuyên truyền pháp luật để kêu gọi nhân dân đồng sức đồng lòng xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Như vậy, Ngày Pháp luật Việt Nam không chỉ là ngày phát động toàn dân tuân thủ pháp luật mà còn là một sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật cũng là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác này.Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.

Ngày pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước, cùng tích cực hành động vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đào Tống - CCTP

Từ khóa bài viết:

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC